Processing math: 0%

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Một số bài toán bất đẳng thức ôn luyện thi đại học

(Tổng hợp bởi : Phạm Văn Hoàng)

Part 1 : 




Bài 1 : Cho \ a, b, c>0\ abc=1. Chứng minh rằng: \ \sqrt{9{a}^{2}+4}+\sqrt{9{b}^{2}+4}+\sqrt{9{c}^{2}+4}\leq \sqrt{13}\left(a+b+c \right)

Lời giải :
Đặt a=\ln x, b=\ln y, c=\ln z. Từ abc=1 suy ra x+y+z=0
Bất đẳng thức cần chứng minh được đưa về dạng :
\sqrt{9.e^{2x}+4}+\sqrt{9.e^{2y}+4}+\sqrt{9.e^{2z}+4} \leq \sqrt{13}.(e^x+e^y+e^z)
Xét hàm f\left ( t \right )=\sqrt{9.e^{2t}+4}-\sqrt{13}.e^t+\frac{4\sqrt{13}}{13}t
Ta có :
f'\left ( t \right )=\frac{9e^{2t}}{\sqrt{9e^{2t}+4}}-\sqrt{13}.e^t+4\frac{\sqrt{13}}{13}\Rightarrow f'(t)=0\Leftrightarrow t=0
Khảo sát hàm f(t) trên \left ( -\infty ;+\infty  \right ), ta tìm được \max f(t)=0 đạt được khi t=0.

Áp dụng vào bài toán : \sqrt{9.e^{2x}+4} \leq \sqrt{13}.e^x-\frac{4\sqrt{13}}{13}x

Thiết lập hai bất đẳng thức tương tự, cộng vế theo vế với chú ý x+y+z=0 suy ra đpcm

Bài 2 :  Cho các số thực x, y thay đổi thỏa mãn điều kiện y \le 0{{x}^{2}}+x-y-12=0. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = xy + x  + 2y +17

Lời giải : Từ giả thiết ta có:
y=x^2 + x -12, mà y\leq 0 nên suy ra x^2 + x - 12 \Rightarrow -4\leq x \leq 3.
Thay y bằng (x^2 + x - 12) vào biểu thức A ta được:
A=x^3 + 3x^2 -9x-7
Đến đây ta sẽ khảo sát hàm số:
f(x)=x^3 + 3x^2 -9x-7$ với $-4\leq x \leq 3
Mọi người giải tiếp nhé!

Bài 3 : Cho x, y, z là các số thực dương thỏa mãn \frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{z}. Chứng minh rằng
\frac{x^{2}+y^{2}}{z^{2}}+\frac{z}{x+y}\geq \frac{33}{4}

 Lời giải :
Từ giả thiết dễ dàng suy ra được \frac{2xy}{z^2}=2\left ( \frac{x+y}{2} \right ). Mặt khác áp dụng bất đẳng thức \frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}\Rightarrow \frac{x+y}{z}\geq 4. Đặt \frac{x+y}{z}=t, biến đổi vế trái của bất đẳng thức cần chứng minh thành :
VT=\left ( \frac{x+y}{z} \right )^2+\frac{z}{x+y}-\frac{2(x+y)}{z}=t^2+\frac{1}{t}-2t
Đến đây ta xét hàm f(t)=\left ( \frac{x+y}{z} \right )^2+\frac{z}{x+y}-\frac{2(x+y)}{z}=t^2+\frac{1}{t}-2t với chú ý t \geq 4, ta có :
f'(t)=\frac{2t^3-2t^2-1}{4}> 0 \forall t \geq 4, do vậy f(t) là hàm đồng biến \Rightarrow f(t)\geq f(4)=\frac{33}{4}. Vậy ta có đpcm. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=y=2z

Bài 4 : Cho x,y,z là các số thực thuộc đoạn \left [ \frac{1}{2};2 \right ]. Chứng minh bất đẳng thức :
8\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{z}+\frac{z}{x} \right )\geq 5\left ( \frac{y}{x}+\frac{x}{z}+\frac{z}{y} \right )+9

Lời giải :
 Giả sử x=max\left \{ x; y; z \right \}.
Xét hàm số f\left ( x \right )=8\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{z}+\frac{z}{x} \right )-5\left ( \frac{y}{x}+\frac{x}{z}+\frac{z}{y} \right ).
Ta có f'\left ( x \right )=\frac{\left ( x^{2}-yz \right )\left ( 8z-5y \right )}{x^{2}yz}.
Trường hợp 1. 8z>5y khi đó f'\left ( x \right )=0\Leftrightarrow x=\sqrt{yz}.
Từ bảng biến thiên ta có f\left ( x \right )\geq f\left ( \sqrt{yz} \right )=\frac{y}{z}+2\sqrt{\frac{z}{y}}-\frac{z}{y}-2\sqrt{\frac{y}{z}}.
Đặt \sqrt{\frac{y}{z}}=t\left ( t\in \left [ \frac{1}{2};2 \right ] \right ).
Đến đay ta chỉ cần khảo sát hàm sát hàm số g\left ( t \right )=t^{2}-2t+\frac{2}{t}-\frac{1}{t^{2}} trên \left [ \frac{1}{2};2 \right ] ta suy ra BĐT cần chứng minh.

Trường hợp 2. 8z\leq 5y. Khi đó f'\left ( x \right )\leq 0. Suy ra f\left ( x \right )\geq f\left ( 2 \right )=8\left ( \frac{2}{y}+\frac{y}{z}+\frac{z}{2} \right )-5\left ( \frac{y}{2}+\frac{z}{y}+\frac{2}{z} \right )=g\left ( y \right ).
Ta có g'\left ( y \right )=\frac{16-5z}{2z}.\frac{y^{2}-2z}{y^{2}}; g'\left ( y \right )=0\Leftrightarrow y=\sqrt{2z}.
Từ bảng biến thiên ta suy ra g\left ( y \right )\geq g\left ( \sqrt{2z} \right )=4z+\frac{16\sqrt{2}}{\sqrt{z}}-\frac{10}{z}-5\sqrt{2z}.
Đặt \sqrt{2z}=t\left ( t\in \left [ 1;2 \right ] \right ).
Xét hàm số h\left ( t \right )=2t^{2}+\frac{32}{t}-\frac{20}{t^{2}}-5t.
Ta có h\left ( t \right )-9=\frac{\left ( 2t+5 \right )\left ( t-1 \right )\left ( t-2 \right )^{2}}{t^{2}}\Rightarrow h\left ( t \right )\geq 9 suy ra BĐT cần chứng minh.
Vậy ta có đpcm.

Bài 5 :  Cho các số thực x, y, z thuộc \left [ 1;3 \right ] thỏa mãn x^{2}+y^{2}+z^{2}=14.
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=\left ( 1-\frac{y}{x} \right )\left ( 2+\frac{z}{x} \right ).

Lời giải :
Ta sẽ CM P \ge -8 hay (\frac{y}{x}-1)(\frac{z}{x}+2) \le 8
\Leftrightarrow 2(\frac{y}{x}-1)(\frac{z}{x}+2) \le 16
Ta có :
\Leftrightarrow 2(\frac{y}{x}-1)(\frac{z}{x}+2) \le \frac{[2(\frac{y}{x}-1)+\frac{z}{x}+2]^2}{4}
Vậy ta sẽ CM :2\frac{y}{x}+\frac{z}{x}\le 8
\Leftrightarrow 2y+z\le 8x
Theo AM-GM
2y+z \le 2.\frac{y^2+9}{6}+\frac{z^2+4}{4}=\frac{4y^2+3z^2+48}{12}=\frac{y^2+3(y^2+z^2)+48}{12} \le \frac{9+3(14-x^2)+48}{12} =\frac{33-x^2}{4}
Vậy ta cần CM 33-x^2 \le 32x\Leftrightarrow (x-1)(x+33)\ge 0 Luôn đúng

Bài 6 : Cho ba số x,y,z\in \left ( 0;1 \right ] thỏa mãn x+y\geq 1+z. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{xy+z^{2}}.

Lời giải :  
 Đặt P là biểu thức ở vế trái. Ta có :
P=\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{xy+z^{2}}=\frac{x^2}{x(y+z)}+\frac{y^2}{y(z+x)}+\frac{z}{xy+z^{2}}
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz :
P\geq \frac{\left ( x+y \right )^2}{2xy+z(x+y)}+\frac{z}{xy+z^2} \left ( 1 \right )
Đặt x+y=t, theo giả thiết ta có t \in \left [ 1+z;2 \right ]xy \leq \frac {t^2}{4} \left ( 2 \right ). Theo \left ( 1 \right )\left ( 2 \right ) suy ra được :
P\geq \frac{2t^2}{t^2+2zt}+\frac{4z}{t^2+z^2}=f(t)
Xét f'(t) = 4zt\left [ \frac{t}{\left ( t^2+2zt \right )^2}-\frac{2}{\left ( t^2+4z^2 \right )} \right ], mặt khác do t \geq z+1z \leq 1 nên 2zt \geq 4z^2, lại có t \leq 2 suy ra \frac{t}{\left ( t^2+2zt \right )^2}\leq \frac{2}{\left ( t^2+4z^2 \right )}
\Rightarrow f(t) là hàm nghịch biến với mọi t\in \left [ z+1;2 \right ] \Rightarrow f(t)\geq f(2)=\frac{2}{1+z}+\frac{z}{z^2+1}=g(z)

Khảo sát hàm g(z), dễ thấy g(z) \geq g(1)=\frac {3}{2}

Vậy P_{\min }=\frac{3}{2}, đạt được khi và chỉ khi x=y=z=1

Bài 7:  Cho các số thực dương a, b, c đôi một khác nhau thỏa mãn 2a\leq cab+bc=2c^{2}. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
P=\frac{a}{a-b}+\frac{b}{b-c}+\frac{c}{c-a}.

Lời giải :
Từ giả thiết ta được b=\frac {2c^2}{a+c}, thay vào Pvà viết P lại thành :
P=\frac{a^2+ac}{a^2+ac-2c^2}+\frac{3c}{c-a}
Đặt f\left (c \right )=\frac{ac+a^2}{-2c^2+ac+a^2}+\frac{3c}{c-a}, ta khảo sát f trên nửa khoảng \left [2a;+\infty \right )

Xét f'\left ( t \right )=\frac{2ac(c+2a)}{(a-c)(a+2c)}-\frac{3a}{\left ( a-c \right )^2}=\frac{a}{a-c}\left [ \frac{2c(c+2a)}{a+2c}-\frac{3a}{a-c} \right ], lại có a< c (do 2a \leq c) nên dễ dàng suy ra được f'(t)< 0, như vậy f(t) là hàm nghịch biến trên \left [2a;+\infty \right ), hay f(t) \leq f(2a)=\frac{27}{5}

Vậy P\max =\frac{27}{5}, đạt được khi và chỉ khi \left ( a;b;c \right )=\left ( a;2a;\frac{8}{3}a \right )

Bài 8 : Cho ba số thực x, y, z thỏa mãn x>1,y>2,z>3 và \frac{1}{x}+\frac{2}{y}+\frac{3}{z}\ge 2 . Tìm max
P= (x-1)(y-2)(z-3)

Lời giải :
Từ điều kiện ta có :\frac{x-1}{x}+\frac{y-2}{y}+\frac{z-3}{z}\leq 1
Đặt : x-1=a;y-2=b;z-3=c\Rightarrow a+1=x;b+2=y;c+3=z
Khi đó : \Rightarrow \frac{a}{a+1}+\frac{b}{b+2}+\frac{c}{c+3}\leq 1\Leftrightarrow \frac{1}{a+1}\geq \frac{b}{b+2}+\frac{c}{c+3}\geq 2\sqrt{\frac{bc}{(b+2)(c+3)}}
Tương tự:
\frac{2}{b+2}\geq 2\sqrt{\frac{ac}{(a+1)(c+3)}}
\frac{3}{c+3}\geq 2\sqrt{\frac{ab}{(a+1)(b+2)}}
Nhân 3 bđt trên lại và rút gọn ta được abc\leq \frac{3}{4}
Dấu bằng xảy ra khi a= \frac{1}{2};b=1;c=\frac{3}{2}\Leftrightarrow x=\frac{3}{2};y=3;z= \frac{9}{2}.

Bài 9 : Cho a,b,c là các số thực dương thoả mãn \frac{4}{5}b\geq a-c\geq \frac{3}{5}b. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
P=\frac{12\left ( a-b \right )}{c}+\frac{12\left ( b-c \right )}{a}+\frac{25\left ( c-a \right )}{b}.

Lời giải : 
Ta có Q=49-P=\frac{12\left ( b+c-a \right )}{c}+\frac{12\left ( c+a-b \right )}{a}+\frac{25\left ( a+b-c \right )}{b}.
Đặt \left\{\begin{matrix} 2x=b+c-a & \\ 2y=c+a-b & \\ 2z=a+b-c & \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=y+z & \\ b=z+x & \\ c=x+y & \end{matrix}\right..
\frac{4}{5}b\geq a-c\geq \frac{3}{5}b hay a\leq \frac{4}{5}b+c<b+c nên 0<4x\leq z\leq 9x.
Xét Q\left ( y \right )=\frac{24x}{x+y}+\frac{24z}{y+z}+\frac{50x}{x+z}.

Ta có Q'\left ( y \right )=\frac{24\left ( z-x \right )\left ( y^{2}-zx \right )}{\left ( x+y \right )^{2}\left ( y+z \right )^{2}}; Q'\left ( y \right )=0\Leftrightarrow y=\pm \sqrt{zx}.

Dễ thấy khi y\rightarrow -\infty thì \left\{\begin{matrix} \frac{24x}{x+y}>0 & \\ \frac{24z}{z+y}\rightarrow 24^{+}& \\ \frac{50x}{z+x}=\frac{50}{1+\frac{z}{x}}\geq 40& \end{matrix}\right.\Rightarrow Q>64.
Do đó ta chỉ cần xét Q\left ( \sqrt{zx} \right )=\frac{48\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{z}}+\frac{50z}{z+x}=\frac{48t}{t+1}+\frac{50}{t^{2}+1} với t=\sqrt{\frac{x}{z}},t\in \left [ \frac{1}{3};\frac{1}{2} \right ].
(để tìm minQ :)) )
f'\left ( t \right )=\frac{48t^{4}-100t^{3}-104t^{2}-100t+48}{\left ( t+1 \right )^{2}\left ( t^{2}+1 \right )^{2}}; f'\left ( t \right )=0\Leftrightarrow 12\left ( t+\frac{1}{t} \right )^{2}-25\left ( t+\frac{1}{t} \right )-50=0\Leftrightarrow t+\frac{1}{t}=\frac{10}{3}\Leftrightarrow t=\frac{1}{3}.
Ta thấy f\left ( \frac{1}{2} \right )=56; f\left ( \frac{1}{3} \right )=57.
Suy ra Q\geq 56\Rightarrow P\leq -7.
Đẳng thức xảy ra khi a=2c,3b=5c.
Vậy P_{max}=-7.


Bài 10 : Cho x,y,z thực không âm thỏa z=\max \{x,y,z\}xy+xz+yz>0. Tìm min của biêu thức P=\frac{x}{y+z}+2\sqrt{\frac{y}{x+z}}+3\sqrt[3]{\frac{z}{x+y}}

Lời giải : 

Để ý với điều kiện x,y,z không âm, ta nghĩ ngay đến chuyện dấu bằng xảy ra khi có 1 số bằng 0. Lần mò thêm tý nữa, ta có thể dự đoán dấu bằng xảy ra khi y=0,z=xP=4.

Lại nhìn vào biểu thức P và điều kiện z=max\{x;y;z\}, thật tự nhiên ta nghĩ đến việc đưa biểu thức về 1 biến để khảo sát hàm số, cụ thể là \sqrt[3]{\frac{z}{x+y}}. Số hạng này mang tính đối xứng giữa 2 biến x,y nên ta cũng sẽ đi tìm cách đánh giá đưa P về đối xứng the0 x,y bằng việc sử dụng 1 số bất đẳng thức quen thuộc
Áp dụng liên tiếp AM-GM ta có :
\frac{x}{y+z}+2\sqrt{\frac{y}{x+z}}\geq 2\left(\sqrt{\frac{x}{y+z}}+\sqrt{\frac{y}{x+z}}\right)-1
=4\left(\frac{x}{2\sqrt{x(y+z)}}+\frac{y}{2\sqrt{y(x+z)}}\right)-1

\geq \frac{4(x+y)}{x+y+z}-1=\frac{4}{1+\frac{z}{x+y}}-1
Giờ thì đặt \frac{z}{x+y}=t^3 với t\geq \sqrt[3]{\frac{1}{2}} ta có:
P\geq \frac{4}{1+t^3}+3t-1=f(t)
Ta có f'(t)=4.\frac{(t-1)(t^2+t-1)(t^3+2t+1)}{(t^3+1)^2}  nhưng do t^2+t-1>0 (Do t\geq \sqrt[3]{\frac{1}{2}}) nên f(t) đạt min khi t=1P=4
Kết thúc chứng minh, đẳng thức xảy ra tại x=z,y=0 \blacksquare

Bài 11 : Cho các số thực x,y,z   thuộc đoạn [1;3] . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức  : T = \frac{{25{{\left( {y + z} \right)}^2}}}{{12{x^2} + 2012\left( {xy + yz + zx} \right)}} \cdot

Lời giải : 
Ta có T\ge \frac{25{{(y+z)}^{2}}}{12{{x}^{2}}+2012x(y+z)+2012\frac{{{(y+z)}^{2}}}{4}}\ge \frac{25{{(y+z)}^{2}}}{12{{x}^{2}}+2012x(y+z)+503{{(y+z)}^{2}}}.
Xét hàm m(x)=12{{x}^{2}}+2012x(y+z)+503{{(y+z)}^{2}},x\in \left[ 1;3 \right],
{m}'(x)=24x+2012(y+z)>0,\forall x\in \left[ 1;3 \right].
Do đó m(x) đồng biến trên \left[ 1;3 \right], suy ra T(x) nghịch biến trên \left[ 1;3 \right].
Suy ra T(x)\ge T(3)=\frac{25{{t}^{2}}}{108+6036t+503{{t}^{2}}}=f(t), với t=y+z\in \left[ 2;6 \right].
Lại có f(t)=\frac{150900{{t}^{2}}+540t}{{{\left( 108+6036t+503{{t}^{2}} \right)}^{2}}}>0,\forall t\in \left[ 2;6 \right].
nên f đồng biến trên \left[ 2;6 \right], và do đó f(t)\ge f(2)=\frac{25}{3548}.
Cuối cùng \min T=\frac{25}{3548} khi x=3;y=z=1.

Bài 12 : Cho a,b,c các số dương thoả mãn : 2a^2+3b^2+5ab+3bc+2ac+c \leq 3+5a+8b
Chứng minh rằng :
\frac{1}{\sqrt{8^{a}+1}}+\frac{1}{\sqrt{8^{b}+1}}+\frac{1}{\sqrt{8^{c}+1}} \geq 1

Lời giải : 
 Từ điều kiện ta biến đổi : 2a^2+3b^2+5ab+3bc+2ac+c \leq 3+5a+8b\Leftrightarrow 2a^2+2ab+2ac-6a+3ab+3b^2+3bc-9b+ a+b+c-3 \le 0\Leftrightarrow 2a(a+b+c-3)+3b(a+b+c-3)+(a+b+c-3) \le 0\Leftrightarrow (a+b+c-3)(2a+3b+1) \le 0 \quad (1)Do a,b,c >0 nên từ (1) ta có : \ a+b+c \le 3. Lại có : 2^{a+b+c}=2^a \cdot 2^b \cdot 2^c \le 8.
Đặt m=2^a, n=2^b, p=2^c \Rightarrow mnp \le 8.Theo bất đẳng thức AM-GM, ta có  \sqrt {1 + {m^3}}  = \sqrt {(1 + m)(1 - m + {m^2})}  \le\frac{m^2 + 2}{2}Xây dựng các bất đẳng thức tương tự, ta được VT \ge \frac{2}{{{m^2} + 2}} + \frac{2}{{{n^2} + 2}} + \frac{2}{{{p^2} + 2}} Vậy ta cần phảỉ chứng minh \frac{2}{{{m^2} + 2}} + \frac{2}{{{n^2} + 2}} + \frac{2}{{{p^2} + 2}} \ge 1\mbox{hay} \ \frac{\frac{2}{m^2}}{1+\frac{2}{m^2}}+ \frac{\frac{2}{n^2}}{1+\frac{2}{n^2}} + \frac{\frac{2}{p^2}}{1+\frac{2}{p^2}} \ge 1Tiếp tục đăt :t=\frac{1}{m^2},u=\frac{1}{n^2},v=\frac{1}{p^2}. Với điều kiện mnp \le 8 \Rightarrow tuv \ge \frac{1}{8}. Khi đó ta cần chứng minh : \frac{2t}{1+2t}+\frac{2u}{1+2u} + \frac{2v}{1+2v} \ge 1Tới đây ta khai triển tòe loe ra và rút gọn ta thu được  4(ut+vt+uv)+16uvt \ge 1 \quad (*) Mặt khác theo bất đẳng thức \mbox{AM-GM} Ta có : 4(ut+vt+ut)+16uvt \ge 12 \sqrt[3]{t^2u^2v^2}+16uvt = 12 \cdot \frac{1}{16} + 16 \cdot \frac{1}{64} =1
  Vậy (*) được chứng minh. Dấu đẳng thức xảy ra khi t=u=v = \frac{1}{4} hay m=n=p=2 hay a=b=c=1.

Bài 13 : Cho các số thực dương x,y thỏa điều kiện :x \left(1 - \frac{1}{y} \right)+y \left(1 - \frac{1}{x} \right)=4 . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :
P = xy + \sqrt{1+x^2} + \sqrt{1+y^2}

Lời giải : 

Cách 1 : Xét bổ đề:
\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{c^2+d^2} \ge \sqrt{(a+c)^2+(b+d)^2}
Chứng minh:
\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{c^2+d^2} \ge \sqrt{(a+c)^2+(b+d)^2}
\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2+d^2+2\sqrt{(a^2+b^2)(c^+d^2)} \ge a^2+c^2+2ac+b^2+d^2+2bd
\Leftrightarrow \sqrt{(a^2+b^2)(c^2+d^2)} \ge ac+bd
\Leftrightarrow a^2c^2+a^2d^2+b^2c^2+b^2d^2 \ge a^2c^2+b^2d^2+2abcd
\Leftrightarrow (ad-bc)^2 \ge 0
Áp dụng bổ đề ta có:
\sqrt{1+x^2}+\sqrt{1+y^2} \ge \sqrt{4+(x+y)^2}
Từ giả thiết ta có:
*)  \Rightarrow x+y=4+\frac{x}{y}+\frac{y}{x} \ge 6 \Rightarrow\sqrt{1+x^2}+\sqrt{1+y^2} \ge 2\sqrt{10}
*) xy=\frac{(x+y)^2}{x+y-2}=9+\frac{(x+y-6)(x+y-3)}{x+y-2} \ge 9
Vậy P \ge 9+2\sqrt{10}.
Dấu = xảy ra khi x=y=3

Cách 2 : Ta có x\left(1-\frac{1}{x} \right)+y\left(1-\frac{1}{y} \right)=4\Leftrightarrow x+y=4+\frac{x^{2}+y^{2}}{xy}=\frac{\left( x+y\right)^{2}}{xy}+2
\Rightarrow xy=\frac{\left(x+y \right)^{2}}{x+y-2}
Mặt khác ta có :
x+y=4+\frac{x}{y}+\frac{y}{x}\geq 6
Ta có \sqrt{\left(1^{2}+3^{2} \right)\left(1^{2}+x^{2} \right)}+\sqrt{\left(1^{2}+3^{2} \right)\left(1^{2}+y^{2} \right)}\geq 3x+1+3y+1
\Rightarrow \sqrt{1+x^{2}}+\sqrt{1+y^{2}}\geq \frac{1}{\sqrt{10}}\left(3\left(x+y \right)+2 \right)
\Rightarrow P\geq \frac{\left(x+y \right)^{2}}{x+y-2}+\frac{1}{\sqrt{10}}\left(3\left(x+y \right)+2 \right)
Đặt t=x+y\Rightarrow t\geq 6
Xét hàm số f\left(t \right)=\frac{t^{2}}{t-2}+\frac{1}{\sqrt{10}}\left(3t+2 \right);t\geq 6
Ta có f^{'}\left(t \right)=\frac{t^{2}-4t}{\left(t-2 \right)^{2}}+\frac{3}{\sqrt{10}}>0 với mọi t\geq 6
\Rightarrow f\left(t \right) đồng biến trên \left[ 6;+\propto  \right)
\Rightarrow f\left(t \right)\geq f\left(6 \right)=9+2\sqrt{10}. Dấu "=" xảy ra\Leftrightarrow t=6
\Rightarrow P\geq 9+2\sqrt{10}. Dấu "=" xảy ra \Leftrightarrow x=y=3
Vậy P_{min}=9+2\sqrt{10} khi x=y=3

Bài 14 : Cho các số thực a,b,c \in \left[1;2 \right] Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức : P =\frac{10a}{bc} +\frac{11b}{ac} + \frac{2012c}{ab}

Lời giải :
P=f(c)=\frac{2012c}{ab}+\frac{1}{c}(\frac{10a}{b}+\frac{11b}{a})
Coi c là biến số;a,b là tham số; ta có:
f'(c)=\frac{2012}{ab}-\frac{1}{c^2}(\frac{10a}{b}+\frac{11b}{a})
=\frac{2012c^2-10a^2-11b^2}{ab}\geq\frac{2012-10.2^2-11.2^2}{ab} >0
\Rightarrow f(c)\leq f(2)=\frac{4024}{ab}+\frac{5a}{b}+\frac{11b}{2a} =g(a)
Coi a là biến số;b là tham số; ta có:
g'(a)=\frac{-4024}{ba^2}+\frac{5}{b}-\frac{11b}{2a^2}\leq \frac{-4024}{2^3}+5-\frac{11}{4.2} <0
\Rightarrow g(a)\leq g(1)=\frac{4029}{b}+\frac{11b}{2}=h(b)
h'(b)=\frac{-4029}{b^2}+\frac{11}{2}\leq 0(b\in [1;2]) \Rightarrow h(b)\leq h(1)=4029+\frac{11}{2}=\frac{8069}{2}
Vậy GTLN của P là \frac{8069}{2} khi và chỉ khi \left\{\begin{matrix} a=b=1 & \\ c=2& \end{matrix}\right.

Bài 15 : Cho x,y,z là ba số thực thuộc đoạn \left [ 1;3 \right ]x+y+2z=6.Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức :
P=x^3+y^3+5z^3

Lời giải :
Ta có : 1\leq xy \leq \frac{(x+y)^2}{4} = (3-z)^2
Đặt xy = t \Rightarrow 1 \leq t \leq (3-z)^2
Lại có :
P=x^3+y^3+5z^3=(x+y)^3-3xy(x+y)+5z^3 = (6-2z)^3-3xy(6-2z)+5z^3=-6t(3-z) +(6-2z)^3+5z^3

Xét hàm số : f(t)=-6t(3-z) +(6-2z)^3+5z^3 , có :
f'(t) = -6(3-z) \leq 0 , \forall z \in [1;3]
Vậy nên : f((3-z)^2) \leq f(t)  \leq f(1) 

Sẽ tiếp tục cập nhật...

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét